Thứ Hai, 25 tháng 3, 2024

Dịch thơ: Phong Kiều Dạ Bạc

 

Phong Kiều dạ bạc  (Trương Kế)

Nguyên văn:

  

滿


Âm:

Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên,

Giang phong ngư hoả đối sầu miên.

Cô Tô thành ngoại Hàn San tự,

Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền.


Dịch thơ:

Trăng tà, quạ gọi trời sương,

Lửa chài le lói soi buồn hàng phong,

Cô Tô khách dở giấc nồng,

Nửa đêm thảng thốt tiếng chuông chùa Hàn.


Chủ Nhật, 3 tháng 3, 2024

Cả họ mày thơm

 

Nhân đọc bài "Thưa cụ, cụ còn là bậc thầy về PR" của anh Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện, nói về việc cụ Vũ Khiêu ghi sổ tang Võ Đại tướng, trong đó, anh tỏ ý “xin bái phục cụ về khoản PR".

Tôi lấy làm lạ, vì anh Diện, vốn tự coi mình là vĩ nhân, nhẽ nào lại hạ mình ghen tị với cụ Vũ Khiêu chỉ về cái khoản PR?

Làm sao tôi có thể quên được hình ảnh anh hỉ hả khoe tấm biển do chính anh vẽ, tự chúc mừng blog anh có 4 triệu lượt truy cập, mà ngay sau đó blogger Hà Cao đã chỉ ra cho thiên hạ thấy anh đã đạt đến những con số đầy ấn tượng ấy bằng cách nào.

Làm sao tôi có thể quên được lời PR của bạn anh, (dĩ nhiên là qua miệng anh khoe) rằng, chính anh và chỉ anh mới là “cái tương lai của ngành Hán Nôm nước nhà”. Lời giới thiệu quá đặc biệt làm người ta nhớ ngay đến tác phẩm Số đỏ (Vũ Trọng Phụng) khi các thầy Min Đơ, Min Toa tung hô Xuân Tóc đỏ là "cái tương lai quần vợt của Bắc kì".

Và ngay trong blog của anh, anh cũng đã từng mượn lời vợ mà tự PR mình bằng những lời có cánh như sau cơ mà: 

BÀ CON ƠI, LẮNG NGHE THƠ CỦA MẸ ĐỐP NHÀ TÔI:


Tác giả: Trang phu nhân


Sáng nấu cháo

Trưa đưa cơm

Mẹ xuống chăm
Ba lăm năm mới đi bệnh viên
ới! cái ông chồng tôi ơi

Ngày hút thuốc
Đêm lại thức khuya
Blog lo
Vận nước
Vinashin
Bô xít Tây Nguyên
ới! ơi cái cô Lượm nữa

Việc của chính phủ
Việc của nhân dân
Đường Lâm
Đào vàng
Ba vì san núi
Đức Thánh Tản
Giật mình thon thót
Đức Thánh Trần
Mượn tay phát ấn
Lên đồng
ới! ơi cái chuyện tâm linh

Nằm viện rồi
Vẫn nhớ
Trịnh Công Sơn
Buồn
Nguyễn Anh Tuấn
Mà lo
Cù Huy Hà Vũ
ới! ơi công lý khi nào có?

Biết làm sao đây
Tôi là vợ cái ông chồng mõ
Cho tôi than lấy vài câu
Rồi tôi lại đi chăm chồng
ới! ơi ấy bà con ạ

Mong cho ông ấy khỏe
Để còn chiềng làng
Đất nước tan hoang
Nhà yên sao được!
1.4.2011

Lâm Khang: Từ Tết đến giờ, đồng chí Osin nhà tôi không trở lại nữa. Trăm thứ công việc đổ cả lên vai lên đầu Trang phu nhân. Khổ quá! Trải đến nay chưa tìm được Osin mới nên chúng tôi khá vật vả. Nhà có hai cháu nhỏ, chỉ riêng việc đón đưa cho ăn uống, tắm giặt cũng đã nhiều việc quá.
Nhân đây, có bác nào biết, xin giới thiệu cho chúng tôi 1 cô giúp việc. Tiêu chuẩn chỉ cần nấu cơm ra cơm, cháo ra cháo, nhan sắc đủ để trông được mà không đủ để cướp chồng của Trang phu nhân nhà tôi. Nếu các bác giúp, xin cứ gửi thông tin qua comment, chúng tôi xin đa tạ. Có Osin rồi, rảnh rang đôi chút, xin nguyện cứ bloging suốt ngày để phục vụ các bác.
Nguyễn Xuân Diện post bài từ giường bệnh số 41.

Quả thật, nghe anh Diện tự quảng cáo mình bằng cách "than thở" như trên, chắc nhiều người cũng giống tôi, đâm ra lo xa!. Thử nghĩ mà xem, anh Diện mà "toi" thì “việc của chính phủ, việc của nhân dân” ai lo?

Bởi vậy, khi đó tôi phải tức tốc lu loa trên mạng, kén chọn nhân tài khắp ba miền đất nước, tìm mãi mới ra con Osin răng vẩu đạt tiêu chuẩn mà tiến cử tới anh:

"Đất nước tan hoang
Ngồi yên sao được"
....
Tìm một con giúp việc,
Khẩn trương, thật khẩn trương...
Mời Huy đực Osin
Giúp nhà kiêm giúp nước
(Nhớ là không được
Gạ gẫm thằng chồng...)
Loa loa loa loa...

Và, tôi không thể nào tin được, võ công tự PR của anh cao siêu đến thế mà lại phải phục xuống mà bái cụ Vũ Khiêu.

Không, không thể, dứt khoát là không! Về cái khoản tự PR cho bản thân, cả cái "họ" - "dân chủ cuội" nhà anh đều xứng đáng được tạc vào bia miệng, trong đó riêng anh phải là thiên hạ vô địch nhân, độc tôn, bất hủ và vĩ đại. Làm sao anh lại có thể thua kém được bất kỳ ai, cho dù đó có là cụ Vũ Khiêu.

Bởi vậy, thay mặt cho cụ Vũ, tôi cho rằng, không ai xứng đáng hơn anh, phải được người đời tưởng nhớ đến bằng câu ca dao này:

Chuột chù chê khỉ rằng hôi

Khỉ mới trả lời, cả họ mày thơm!

----------

Bonus: Nhân tiện, anh tiến sĩ Diện cho tôi hỏi: làm cách nào để anh có thể "bloging suốt ngày" trong khi chỉ cần "rảnh rang đôi chút" được ạ? Mong anh trả lời để thế giới còn học tập ạ.

Thứ Tư, 13 tháng 8, 2014

Văn tế ... đồ lừa

(Vốn là một comment viết ngày 15/8/2012, được bác Hòa Bình đăng thành entry và đặt tựa, nay chép lại từ blog của bác Hòa Bình)


Hỡi ôi!
Đau quá trâu đè
Tức hơn bò đá

Mới hôm nao
“Mối tình đầu” em Lượm, khéo khua môi, nổ tựa rang ngô
“Người xây tổ” chị Ngân, bỗng xanh mặt, nguội như tàu lá
Lại nữa
Hà Minh Thành đùn ra vài bãi, Phạm Viết bừa phải nhanh cẳng bưng bô
Chu Xuân Giao vạch mặt mấy bài, Xuân Mặt bẩn bèn to mồm vu vạ
Dân mạng còn bịt mũi cười chê
Thiên hạ đã ngưng tay xỉ vả
Tưởng rằng xóm đểu, đến thế là cùng
Đâu ngờ làng thơ, tòi ra một gã.

Mới biết ông hôm qua
Hàm giáo sư , tiến sỹ chắc hóa ra thừa
Danh văn nghệ, thi nhân dường như chưa đã
Một bữa nọ dạo chơi Rừng Trúc, bút thần khai, thơ tức tốc thăng hoa
Quyết phen này đến xứ Nobel, lòng ông (thối), mới nguôi ngoai hạ hỏa
Thơ ông, nội dung đơn thuần tả cảnh, tưởng rằng đã như quen, như quen
Nhưng mà, ý tứ phức tạp sâu xa, kể ra cũng có lạ, có lạ.
Khen chê tấp nập hội thảo Hội Văn
Ném đá tơi bời thiên thượng thiên hạ
Hữu Thinhthinh đã ra tay, võ cách tân đây Thị Nở bôi son
Mạnh Hảohảo bèn rạch mặt, môn truyền thống ấy Chí Phèo ăn vạ.
Kỳ Anhnhi say sưa bốc tới mây xanh
Trần Bôlão gật gù quyết chưa hạ giá
Bọ Lậpcập hí hửng khoe chiếu rượu, mừng đồng hương quê chỏa quê choa
Cu Vinhvang thong thả hút thuốc lào, chửi phụt khói đụ bọ, đụ mạ.

Nào ngờ

Lão Minh Tâm bỗng viết bài thọc gậy bánh xe
Quân thất đức lại ưa chuyện bới bèo ra bọ
Tin đâu như sấm sét đánh ngang
Bài đó làm chúng tôi bổ ngả
Ôi thôi, thơ thánh thơ thần
Bỗng thành hàng đểu hàng giả
Cứ tưởng ông là bậc siêu nhân, siêu nhân, siêu siêu nhân
Hóa ra ông là thằng xỏ lá, xỏ lá, xỏ xỏ lá

Nay chúng tôi,
Cúng ông
Tiết vịt một bầu
Thôi sơn hai quả
Đá đít song phi
Bạt tai dăm vả
Của ít lòng nhiều
Mong ông nhận cả
Ô hô! … I hi….
Đồ lừa
Đù má!


(Còm của bạn Thienly trong entry "Có một ngày xưa như thế (1)" ngay trước entry này)

Thứ Ba, 7 tháng 1, 2014

THUA, NHƯNG MÀ SƯỚNG!




Liên khúc nhạc chế mang tên "Tôi tin U19" do Cáp Anh Tài viết lời được đăng lên YouTube hôm qua 5/1. Chỉ sau một ngày, video thu hút hàng nhiều nghìn lượt xem. Liên khúc được viết theo giai điệu của các bài hát "Tân sinh viên", "Vui Giáng sinh" và "Miền Trung mùa bão lũ".
Phần đầu của liên khúc kể về chiến công của U19 Việt Nam tại vòng loại giải vô địch châu Á diễn ra hồi tháng 10 vừa qua. Tác giả thuật lại khá chi tiết những chiến thắng tưng bừng của U19 Việt Nam gồm trận thắng 6-1 trước Đài Loan, 5-1 trước Hong Kong (Trung Quốc) và đặc biệt là thắng lợi 5-1 trước đội bóng mạnh Australia khi cả nước đang để tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Phần sau của liên khúc, tác giả nhắn gửi tới U19 Việt Nam hãy thi đấu tự tin, hết mình ở giải tứ hùng quốc tế tại TP HCM. Giải đấu có sự góp mặt của ba đội khách mời chất lượng gồm U19 Nhật Bản, U19 Roma và U19 Tottenham. 18h chiều nay (6/1),U19 Việt Nam sẽ tiếp U19 AS Roma trong trận khai mạc.
Mời các bạn cùng nghe, đừng bỏ lỡ cơ hội! Rất hay!


Cảm xúc đấu với lý tính
Ngẫu hứng đấu với thực dụng
Màn trình diễn của đội U19 Việt Nam trước As Roma vào chiều tối 6/1 trên sân Thống Nhất đã khiến phần lớn người hâm mộ đến sân hay xem qua truyền hình say đắm.
Nhìn đội bóng này đá, tất cả đều phải gật gù mà rằng: Đó mới là lối chơi cần phải có, cần phát huy khi phù hợp với tố chất mà người Việt sở hữu bấy lâu nay, tức không có được thể hình to cao, hay thể lực dày dặn.
Đội bóng mang rất nhiều hy vọng của bóng đá Việt Nam đã thất bại, nhưng gần như chẳng mấy ai buồn.
(Tổng hợp trên mạng)

Thứ Năm, 26 tháng 12, 2013

Nhân xĩ hồ đồ phú

Dn:
Lâu quá không thy các “nhân xĩ chí thc” kêu gi ký đơn thư kiến ngh, c Lý nhà tôi đâm ra st rut. Hay là có xôi có tht mà chúng nó li quên c? Ông thì truyn cái thn hn cho nhà chúng nó biết nhá, góc chiếu gia đình, ch gì thì ông đây cũng là bc chc sc k cu cái làng này, quên thng nào thì quên ch quên ông đây là không có được, b láo, liu cái thn hn!!!
y, tôi  xin c Lý ch vi manh đng, c mun “xôi tht” thì cũng phi t t, ch “chúng nó” tìm ra mt cái “dp” đã.
Thì ch mãi, bây gi mi có "dp":
Nguyên là sáng ngày hôm qua (12/11 gi New York), "m hi t" thế nào mà các ông đi s, đi din ca 193 nước thành viên LHQ li đã b 184 phiếu ng h Vit Nam tr thành thành viên Hi đng Nhân quyn Liên Hp Quc. 
Tht là “tin đâu như sét đánh ngang”, bi ngay trước k b phiếu đã có không ít các v được gi là “nhân xĩ trí thc” nhà ta ngm ngm xúi by hoc công khai đòi các thành viên LHQ b phiếu chng, đi vi Vit Nam trong v này.
Đã thế, đây li là  s phiếu cao nht trong s 14 nước trúng c, k c so vi 4 nước y viên thường trc Hi đng Bo an. Thế mi đau ch l!
Vy thì, trước hết,  xin “thành kính phân ưu” cùng các “nhân xĩ chí thc” cái đã!
Tiếp theo tôi xin hiến đc kế như sau:
Kính thưa các v “nhân xĩ” và “chí thc”, xin ch thy sóng c mà ngã tay chèo. Thay vì c t hy mình bng cách tiếp tc cay cú vi nhà nước Vit Nam mt cách mòn mi và vô ích, tôi đ ngh, các v “nhân xĩ chí thc” hãy ra sc phát huy truyn thng lâu nay. Đó là hãy chung tay mn ngay mt cái “kiến ngh” mi , gi thng lên Đi Hi đng Liên Hp quc, đ ngh h dp quách cái Hi đng Nhân quyn Liên Hp Quc y đi, có phi mt công được đến đôi ba vic hay không?
"Ta" ch cn “kiếm” ly khong 7 t ch ký mà thôi, điu này đi vi các v đâu có khó, mà nếu có khó, thì ta c thng bác Hu Chi (chu khó đeo mo) đến  nh lão Bn C nông lo giúp, như đt "kiến ngh" trước .
Nào còn ch gì na mà không “kiến ngh”, hi các “nhân xĩ chí thc”!
Nhưng mà nh là phi có phn cho c Lý nhà tôi đy, ko hng hết c vic nhn.
Dưới đây tôi gõ li li c Lý, nôm na, như c bo, là đ "truyn cái thn hn cho nhà chúng nó biết"


Nhân xĩ hồ đồ phú
(Vận: Nhất xĩ, nhì đĩ)
 Ấm ớ hội tề;
Hồ đồ nhân !
***
Nhớ các ngài
Đất nước tài bồi, cho học ăn học nói học gói học mở, mới thành ra ông nọ bà kia;
Nhân dân hỗ trợ, cấp túi cơm túi áo túi gạo túi tiền, những mong được quốc gia nguyên khí .
Lúc còn u tối, thầy cô lo việc học việc hành;
Khi đã thành tài, nhà nước phong học hàm học vị
Đứng giảng đường quàng quạc nói chữ thánh hiền;
Ngồi bàn tiệc nhăm nhăm chiếm ngôi tiên chỉ
Lương cao bổng hậu, ăn mòn mồm đã mấy chục năm;
Chức lớn quyền to, ngồi chai đít cũng nhiều vị trí
Cửa cao nhà rông, xênh xang phô đồ Nhật, đồ Tây;
Vợ đẹp con khôn, ngao du tận nước Âu, nước Mỹ
Bú thì nào cốt nhắc sâm banh;
Đớp thì những cao lương mỹ vị.
(Cóc phải như Lý tôi
Tiêu dùng tiện tặn, đồng lương ba cọc ba đồng;
Ăn ở xuề xòa, tài sản mỗi người một bị)
***
Biết rằng
Gốc có vững thì cây mới bền, ấy vốn đạo nhân
Nước nổi lo chi bèo chẳng nổi, mới là người trí
Vậy mà ,
Cống hiến đếm xem được ải được ai?
Hồ đồ tòi ra một lũ một lỹ
Nói năng thánh tướng, rồng lộn rồng leo
Rân chủ ruồi bu, mèo quào mèo ị
Xưng danh :
Bác sĩ, kỹ sư
Giáo sư, tiến sĩ
Văn nhân với lại thi nhân
Hưu trí còn thêm mất trí
Hàng tôm hàng cá góp mặt dăm bà
Du đãng du côn chen chân chục vị
Lại có cả
Ông Mỹ, bà Tây;
Mợ thông, cậu ký,
Thầy lang xốc nách thầy đồ;
Cụ phó thúc mông cụ lý.
Khuyến mãi ông nọ bà kia;
Van lơn bố cu mẹ đĩ ;
Hạ cám, ông đầu bếp Quế Trâu ;
Thượng vàng, ngài giáo sư Hoàng Tỵ.
Cá kể đầu, rau kể mớ, úm ba la, cũng được ….. trăm người ;
Anh đánh trống, chú la làng, hò dô ta, mình mần…. KIỀN NGHỊ !.
***
Hai hàng tập hợp, soi xuôi soi ngược, chết cha rồi, cớ sao trốn mất một ông…
Tiên chỉ đại nhân, đếch có đếch xong, bu mày đâu, khẩn trương truy tầm cụ Lý !
“Thưa , nay chúng con, kính cẩn mời cụ Lý tham giả tham gia…”
« Chậc, để lúc khác, tao còn bận đưa cậu Vàng đi ị … đi ị… »
Trò mèo
Bố khỉ !
******
Bài đã đăng trên locliec.blogspot.com 21.11.2013

Thứ Ba, 10 tháng 12, 2013

Hồ Chí Minh, nhà tiên tri

Mùa xuân năm 1942, tại căn cứ địa Việt Bắc, Cụ Hồ soạn diễn ca “Lịch sử nước ta” gồm 236 câu lục bát, thực chất là chuyển thể từ văn xuôi (khó nhớ) sang văn vần (dễ nhớ), mục đích, như Cụ nói ngay trong câu mở đầu, là để “dân ta phải biết sử ta”. 
Diễn ca kết thúc bằng mấy câu tiên đoán:
“...Nay ta đã có Việt minh
Đủ tài lãnh đạo dân mình đấu tranh
Bốn nhăm (1945) - sự nghiệp hoàn thành”
Luật sư Phan Anh, đã có dịp được lẩy Kiều với Cụ Hồ, kể:“Vào một dịp năm 1953, tôi đã lẩy ca dao với hai câu kết là:
“Diệt thù giải phóng quê ta
Ấy là nghĩa nặng, ấy là tình sâu”
Cụ Hồ đứng dậy nối lời:
“Đành rằng chờ đợi ít lâu
Chầy ra là một năm sau vội gì”
Chiều 7/5/1954, trận Điện Biên phủ thắng lợi, Tướng Võ Nguyên Giáp nhận được bức điện chúc mừng của Cụ Hồ: “Thắng lợi tuy lớn nhưng chỉ bước đầu đấy! … còn phải đánh Mỹ …”.
Mà, chả phải đợi đến 1954, Cụ Hồ đã nhìn ra bóng dáng nước Mỹ đối đầu từ 1945 cơ, như cụ Hoàng Đạo Thúy hồi ức: “cái hay là Cụ thấy: Anh Mỹ là đế quốc già tay, mà đấu tranh (giải phóng) cho thuộc địa thì cuối cùng là (sẽ đụng) Anh, Mỹ. 2-9-1945, Cụ nhắc câu nói Mỹ đã chịu đâu. Sau Genève, Cụ nói ngay: Từ nay, Mỹ là kẻ thù chính”.
Ngày 01/9/1960 tại Hà Nội, trong diễn văn đọc tại mít tinh kỷ niệm 15 năm Quốc khánh, có câu: “Chúng ta gửi đến đồng bào miền Nam mối tình ruột thịt và hứa với đồng bào rằng: Toàn dân ta đoàn kết nhất trí, bền bỉ đấu tranh, thì chậm lắm là 15 năm nữa, Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất, Bắc - Nam nhất định sẽ sum họp một nhà". Mấy chữ "chậm lắm là 15 năm nữa" được Cụ cẩn thận gạch dưới.
Cuối năm 1967, khi làm việc với Bộ tư lệnh quân chủng phòng không – không quân, Cụ dự báo: "Sớm muộn rồi đế quốc Mỹ cũng sẽ đưa B52 ra đánh Hà Nội, rồi có thua nó mới chịu thua".
Thực ra từ 1962, Cụ Hồ đã chỉ thị với tướng Phùng Thế Tài, Tư lệnh phòng không: “B52 bay cao hơn 10 cây số mà trong tay chú hiện nay chỉ có cao xạ thôi... Ngay từ bây giờ, là Tư lệnh Bộ đội Phòng không, chú phải theo dõi chặt chẽ và phải thường xuyên quan tâm đến loại máy bay B52 này”.
Chỉ kể sơ mấy sự kiện lớn, để thấy về tài tiên đoán của Cụ Hồ.
Giáo sư Trần Quốc Vượng thắc mắc, cho rằng Cụ Hồ rất giỏi về môn Tử vi, còn Thủ tướng Phạm Văn Đồng thì chỉ nói đơn giản nhưng đầy bí hiểm: Bác Hồ là người cực kỳ nhạy cảm với cái ngẫu nhiên là tất yếu và cái tất yếu là ngẫu nhiên này”.
Chúng ta sẽ chẳng bao giờ biết được, khả năng tiên đoán của Cụ Hồ có được là do thiên phú hay nhờ rèn luyện bền bỉ trong suốt quá trình hoạt động Cách mạng vốn luôn luôn phải gắn liền với sự nhạy cảm, óc phán đoán và nhãn quan xa rộng.
Và chúng ta cũng chưa có ai đặt câu hỏi: quan niệm của Cụ Hồ về các hiện tượng trong lĩnh vực siêu linh là thế nào?
Chỉ biết, từ những năm 1920, khi còn là Nguyễn Ái Quốc trên đất Pháp, trong buổi tranh luận với bác sĩ Coué về thuật thôi miên, "sau khi nhiều người nói tin, nhiều người nói không tin, anh Nguyễn xin phát biểu ý kiến. Anh nói: "Tin cũng được, không tin cũng được. Nhưng tôi xin mạn phép nói thật rằng bác sĩ Coué (người thạo giỏi thuật "thôi miên") chưa giỏi bằng thực dân Pháp. Mỗi năm, với hàng nghìn tấn thuốc phiện, chúng đang làm cho hàng triệu người Việt Nam ngủ say đến nỗi quên mình là vong quốc nô"(Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch).
Tin (thôi miên) cũng được, không tin cũng được, vấn đề là dân tộc Việt Nam trước đã.
Vậy Cụ Hồ có phải là một người chỉ biết có “duy vật máy móc” hay không?
Năm 1993 trên tờ Khoa học và Tổ quốc (Số tháng 9), Giáo sư sử học Đinh Xuân Lâm, trong một bài viết ngắn, công bố tư liệu rất đáng chú ý của Léo Poldés, viết đăng trên tuần báo Ici Paris hecbdomadaire, số 53 (11 đến 18/06/1946).
Léo Poldés nguyên là Chủ nhiệm câu lạc bộ Faubourg (Paris, thành lập năm1914) là nơi Nguyễn Ái Quốc thường sinh hoạt trong những năm đầu 1920, câu lạc bộ này đã được Trần Dân Tiên nhắc tới trong cuốn Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch: “Trong những buổi họp nói chuyện ở Pa-ri, người ta thảo luận đến tất cả các vấn đề từ thiên văn, địa lý, chính trị, văn học cho đến cách trồng cải soong và nuôi ốc sên. Trong những buổi họp này có tất cả các hạng người: bác học, cựu bộ trưởng, nghị viện, nhà văn, thợ thuyền, người đi buôn, người già và người trẻ... ở đây người ta có thể học nhiều chuyện và nhận xét mọi người thật bổ ích”..
Bài báo của Léo Poldés cho biết một số chi tiết rất thú vị về những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc tại câu lạc bộ này như sau:
- Ngày 6-10-1921, tranh luận với bác sĩ Vachet về thuật thôi miên.
- Ngày 13-10, thuyết trình về bản năng; buổi thuyết trình có bác sĩ Bérillon dự.
- Ngày 20-10, tranh luận với giáo sư Coué là một người có phương pháp chữa bệnh bằng tự kỷ ám thị.
- Ngày 27-10, tham luận trong cuộc tranh luận về “Có linh hồn không”.
- Ngày 10-11, tranh luận về vấn đề các ông đồng bà cốt.
- Ngày 1-12, tranh luận với nghị sĩ Charles Lassy về đạo Kitô.
- Ngày 8-12, tham gia cuộc tranh luận về “Quyền bãi công” do chiến sĩ cộng sản Sémart thuyết trình, và vấn đề “Có nên tin vào mộng mị hay không?” do Charles Brouihet trình bày.
- Ngày 22-12, tranh luận với bác sĩ Jaworski và tiến sĩ Hervé về “cái chết và việc thờ cúng người chết”.
- Ngày 13-1-1922, trong buổi tòa án quận Faubourg kết án tiểu thuyết “Batouala” mới được giải thưởng Goncourt, đã cùng nghị sĩ Boineuf và thi sĩ người Haiti Morpeau đứng lên bênh vực tác phẩm của René Maran (tác giả cuốn Batouala).
- Ngày 28-1-1922, tham dự tiệc rượu ở nhà hàng Bonvalet, trong số những người có mặt có rất đông trí thức Pa-ri như Maurice Rostand, Henry Marx, Marguerite Moreno, bà Marcel Cachin, v.v.
- Ngày 16-2, tranh luận với Marinette Benoit Robin về thuật thông linh, trong cuộc tranh luận đã đề cập tới vấn đề các hồn ma, đã đặt ra các câu hỏi: Có sự hóa kiếp và thác sinh không? Có luân hồi không? Có kiếp trước và đầu thai kiếp sau không?
GS Đinh Xuân Lâm viết tiếp:
Đến khoảng giữa năm 1923, các thành viên không thấy xuất hiện Nguyễn Ái Quốc ở câu lạc bộ Faubourg nữa. Tất nhiên, những bạn bè của Người ở câu lạc bộ, rất ít người biết rằng, Nguyễn Ái Quốc đã bí mật rời nước Pháp, để tới Mát-xcơ-va, bắt đầu cuộc đời hoạt động cách mạng mới trong guồng máy của Quốc tế Cộng sản...
(Phần chữ màu xanh ở trên, trích từ bài viết của GS Đinh Xuân Lâm)
Trong chuyến công tác ở Pa-ri, tại Lưu trữ của Hội Thánh Tin Lành Phúc Âm Pháp, Giáo sư Đỗ Quang Hưng phát hiện một tư liệu quý, độc đáo liên quan đến quan hệ của Nguyễn Ái Quốc với giới Tin Lành Pháp lúc đó. Đó là bức thư đánh máy, bốn trang bằng tiếng Pháp, đề ngày 8-9-1921 của Nguyễn Ái Quốc gửi lãnh đạo Hội Thánh Tin Lành Pháp. Trong thư, Nguyễn Ái Quốc đã thẳng thắn phê bình chủ trương lập Hội Thánh Tin Lành Đông Pháp, trên thực tế phản ánh tư tưởng hẹp hòi, nếu không muốn nói là còn nặng tâm lý thực dân, trái ngược với ý tưởng của Thiên Chúa. Người viết: “Khi xứ Đông Dương còn bị thống trị bởi chủ nghĩa thực dân thì không thể có một cộng đồng Kitô giáo thực sự”. 
(Bài viết trên Nhân Dân hàng tháng, 23/05/2012).
Như vậy từ đầu những năm 20 của thế kỷ trước, ngay tại nước Pháp thực dân đế quốc, người cộng sản Nguyễn Ái Quốc, song song với các hoạt động yêu nước, lập Công hội Đỏ, làm báo (Le Paria, Việt Nam hồn), vừa viết hàng loạt tác phẩm vừa phải làm đủ các nghề độ nhật…, hoàn toàn không tự bó mình trong cái khung “duy vật máy móc”. 
Người đã không hề bỏ lỡ cơ hội học tập, trải nghiệm trong các môi trường tri thức, văn hóa đa dạng để rồi sau này trở thành Hồ Chí Minh, một Con Người huyền ảo luôn có tư duy, tầm nhìn “vượt thời đại” nhưng vẫn không hề có chút xa lạ với con người...
Người ngồi đó với cây chì đỏ

Vạch đường đi từng bước từng giờ
--------------------
Thêm vài nét về Câu lạc bộ Faubourg (đọc là Phô Bua, nghĩa là Ngoại ô)
Câu lạc bộ Phô Bua tại rạp hát Printanis, ở góc đại lộ Clichy và phố Richaud
“Câu lạc bộ Ngoại ô. Gọi tên nó như thế, là theo truyền thống đại cách mạng Pháp từ năm 1789. Sự thật thì không phải là một Câu lạc bộ chính cống mà cũng không ở ngoại ô. Một người trí thức phái tả tên là Pôn-đét (Poldès) có sáng kiến tổ chức “Câu lạc bộ” lưu động, mỗi tuần họp một lần, khi họp chỗ này, khi họp nơi khác ở Thủ đô Pa-ri. Thường có độ ba trăm người đến dự, đủ các xu hướng chính trị và các tầng lớp xã hội. Đại đa số là công nhân và tiểu tư sản “khai minh”. Nhưng cũng có ông nọ bà kia. Họ thảo luận những vấn đề thời sự, chính trị hoặc văn hóa xã hội. Một người trình bày vấn đề (có chuẩn bị trước). Sau đó, mọi người tự do phát biểu ý kiến.
Cuộc bàn cãi luôn luôn sôi nổi, nhưng rất thân mật. Mỗi lần họp, anh Nguyễn (tức Bác Hồ) đều phát biểu ý kiến. Và bất kỳ vấn đề gì anh cũng khéo lái nó về kết luận lên án thực dân. Một ví dụ: Trong một cuộc thảo luận về thuật “thôi miên”, sau khi nhiều người nói tin, nhiều người nói không tin, anh Nguyễn xin phát biểu ý kiến. Anh nói: “Tin cũng được, không tin cũng được. Nhưng tôi xin mạn phép nói thật rằng bác sĩ Cu-ê (người thạo giỏi thuật “thôi miên”) chưa giỏi bằng thực dân Pháp. Mỗi năm, với hàng nghìn tấn thuốc phiện, chúng đang làm cho hàng triệu người Việt Nam ngủ say đến nỗi quên mình là vong quốc nô”.
Nhà văn Léo Poldès, một thành viên câu lạc bộ đã viết đăng tin trên tờ Phô Bua, khi hay tin ông Nguyễn Ái Quốc đã mệnh chung ở Hồng Kông:
“Không phân biệt khuynh hướng khác nhau, hết thảy anh em chúng tôi đều lấy làm đau đớn …
Tờ Faubourg ra ngày 1-7-1933 có trích đăng một bài sau: “Nói về Nguyễn Ái Quốc vị lãnh tụ Đảng Cộng sản”, tờ tạp chí Pháp – Việt có viết: “Ông không vắng mặt một buổi họp nào ở Câu lạc bộ Faubourg, ở đây ông ta đã từng đứng lên diễn thuyết trước mọi người. Ông ta đã viết báo. Người ta thường gặp ông hồi 6 giờ chiều ở những phòng trị sự các nhà báo. Ông mang lên đây những câu chuyện ngắn hay một tập truyện vì ông từng khảo cứu về văn nghệ, sau này ông hoàn toàn thiên về chính trị và ông đã thiết tha cống hiến cả một đời để phụng sự khuynh hướng ấy”. “Người chiến sĩ xấu số đã mệnh chung trong nhà giam. Người ta lại nhớ đến những cuộc họp ở Câu lạc bộ Phô Bua, đến những lời nói thông minh hóm hỉnh trong buổi họp, đến bản kịch bất hủ của ông: “Con Rồng tre”. Hỡi các vị thần linh của cõi Á – Đông, các ngài hẵy săn sóc giữ gìn lấy linh hồn ông”.